Viết Địa chí - Một thách thức, một vinh dự lớn lao

   Viện Khoa học Quản lý Giáo dục là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học Việt Nam thành lập nhằm tham mưu cho Bộ Giáo dục & Đào tạo. Viện có chức năng tổ chức hoạt động nhằm tập hợp các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy để triển khai các nghiên cứu các công trình khoa học, đào tạo về giáo dục, quản lý giáo dục và công nghệ giáo dục. 

Ngày 11 tháng 12 năm 2018, Viện tiếp nhận Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam là một thành viên trực thuộc. Với bề dày hơn 22 năm kinh nghiệm, Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam đã phối hợp với Viện chủ trì, xuất bản và tham gia các đề tài Khoa học Địa chí, từ điển Địa chí, Bách khoa toàn thư... Một số công trình đã nghiệm thu:

      Đối với chúng tôi, được viết địa chí là một vinh dự lớn nhưng quả thực đây là công việc lớn lao, hệ trọng và không dễ dàng chút nào. Bởi việc viết về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương thường ở trong bối cảnh tư liệu, các cứ liệu lịch sử, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể đã bị thất lạc, hủy hoại, mai một do thời gian và con người. Vì vậy để hoàn thành bức tranh tổng thể, hoàn chỉnh trong dòng chảy của lịch sử dân tộc là một thách thức lớn đối với những người nghiên cứu, biên soạn. Tuy nhiên khó bao nhiêu cũng phải làm, đó là đạo lý và trách nhiệm của thế hệ hôm nay không chỉ đối với các thế hệ tiền nhân mà quan trọng hơn là còn đối với hậu thế sau này.

      Địa chí là bộ sách bổ ích cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ nghiên cứu các ngành, các cấp và nhân dân các dân tộc tại địa phương trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án mới trên cơ sở truyền thống, tiềm năng, thực trạng vốn có. Từ đó, giá trị văn hóa xã hội to lớn của địa chí địa phương sẽ được tập trung, “có thể họp thành một hệ thống sách bách khoa vừa đặc thù, vừa tổng thể, cung cấp tất cả những tri thức cần thiết về đất nước và con người Việt Nam như một bộ sử liên ngành giữa nhiều ngành khoa học xã hội và cả tự nhiên: địa lý học, kinh tế học, dân tộc học, văn học, ngôn ngữ học, phong tục học, xã hội học, sinh vật học, nông học... góp phần giải  đáp hữu hiệu bao nhiêu điều bí ẩn về nông thôn Việt Nam trong quá khứ” (Nguyễn Huệ Chi - Lời bạt cuốn Địa chí Bảo Ninh). Thông qua đó những nhà lãnh đạo địa phương có thể nắm bắt được một cách cụ thể và toàn diện những đặc điểm của địa phương về các mặt để vận dụng có kết quả vào các kế hoạch xây dựng và phát triển trong sự phát triển và đi lên chung của cả nước, sớm đưa địa phương đó trở thành một đơn vị đầu tầu, tiên tiến, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Anh Vũ

Bình luận