Đá sao hỏa có thể chứa đựng dấu hiệu của sự sống cách đây 4 tỷ năm

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ phát hiện nhiều hóa thạch dưới các lòng hồ cổ trên sao Hỏa có thể chứa sự sống của hàng tỷ năm về trước, bởi nơi đây chứa những loại đá rất giàu chất sắt và trong những loại đá đó có thể chứa những manh mối quan trọng cho thấy sự sống từng tồn tại
   Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research đã làm sáng tỏ rằng các hóa thạch trên sao Hỏa có thể giúp tìm kiếm dấu vết của các sinh vật nhỏ bé được biết tới như là vi khuẩn ở sao Hỏa, và ủng hộ giả thuyết có thể đã tồn tại các dạng sống nguyên thủy cách đây 4 tỷ năm về trước.

  Các đá trầm tích ở sao Hỏa được hình thành từ bùn hoặc đất sét nén, có khả năng chứa nhiều hóa thạch nhất. Những loại đá này giàu sắt và một khoáng chất gọi là silica, giúp duy trì hóa thạch. Chúng được hình thành trong thời kỳ Noachian và Hesperian của lịch sử sao Hỏa, khoảng giữa ba và bốn tỷ năm trước. Vào thời điểm đó, bề mặt của hành tinh có chứa nhiều nước và có thể hỗ trợ sự sống.


Đồng bằng Jezero Crater, một đồng bằng sông cổ được lưu giữ nguyên vẹn trên sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các loại đá trầm tích trên sao Hỏa được bảo quản tốt hơn nhiều so với những các loại đá cùng độ tuổi được tìm thấy trên Trái đất. Điều này là do sao Hỏa không phải chịu các kiến tạo địa tầng học (là sự chuyển động của các tầng phiến đá khổng lồ tạo thành lớp vỏ của một số hành tinh), mà theo thời gian, những kiến tạo địa tầng học này có thể phá hủy các tảng đá và hóa thạch bên trong chúng.

Nhóm nghiên cứu đã tham khảo các nghiên cứu về hóa thạch trên Trái đất và đánh giá kết quả thí nghiệm trong điều kiện giống như sao Hỏa, nhằm xác định các địa điểm thích hợp nhất để khám phá dấu vết của đời sống cổ đại. Những phát hiện mới này góp phần cung cấp thêm thông tin cho sứ mệnh tiếp theo của NASA bay vào hành tinh đỏ, với nhiệm vụ sẽ tập trung tìm kiếm bằng chứng về sự sống quá khứ. Các nhà thám hiểm sao Hỏa của Mỹ năm 2020 sẽ thu thập các mẫu đá và đưa về Trái Đất để phân tích cho một nhiệm vụ trong tương lai.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research do các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh thực hiện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, Đại học Brown, Viện Công nghệ California, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Yale ở Mỹ. 

Tiến sĩ Sean McMahon thuộc trường Vật lý và Thiên văn học của Đại học Edinburgh, cho rằng: "Có nhiều loại đá và khoáng chất thú vị trên sao Hỏa ở nơi mà chúng ta muốn tìm kiếm sự hóa thạch, nhưng vì chúng ta không thể gửi các chuyến xe tự hành tới tất cả các địa điểm trên hành tinh đó, do đó chúng ta chỉ cố gắng ưu tiên các địa điểm hứa hẹn nhất dựa trên thông tin có sẵn."


Nguồn:  http://www.vast.ac.vn

Bình luận